HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • CÁC BƯỚC TỰ HỌC PIANO ĐỆM HÁT

CÁC BƯỚC TỰ HỌC PIANO ĐỆM HÁT

Thông tin tóm tắt

Giờ đây, Piano trở thành nhạc cụ phổ biến khiến mọi người từ trẻ em đến thanh niên và cả người lớn đều mong muốn được học. Tự mình lướt qua những phím đàn để tấu lên những khúc nhạc trữ tình lãng mạn như Kiss The Rain, River Flows in you,…

  • Thông tin chi tiết

CÁC BƯỚC TỰ HỌC PIANO ĐỆM HÁT

Giờ đây, Piano trở thành nhạc cụ phổ biến khiến mọi người từ trẻ em đến thanh niên và cả người lớn đều mong muốn được học. Tự mình lướt qua những phím đàn để tấu lên những khúc nhạc trữ tình lãng mạn như Kiss The Rain, River Flows in you,…

Và phần lớn thì mọi người đều muốn tự học Piano đệm hát. Thế có khó không? Và bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những gì? TRUNG TÂM GIA SƯ TÌA NĂNG TRẺ sẽ hướng dẫn, chia sẻ những kiến thức cơ bản cùng các bước để tự học tại nhà một cách dễ dàng nhất.

CÁC BƯỚC TỰ HỌC PIANO ĐỆM HÁT

Đầu tiên hãy trang bị những hành trang kiến thức cho bản thân. Vì hiểu biết, kiến thức sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều, trong mọi lĩnh vực không chỉ kể trong âm nhạc hay đàn Piano.

1. Kiến thức nhạc lý:

– Tên/kí hiệu các hợp âm.

C    D    E   F   G   A   B

Theo thứ tự là

Đô Rê Mi Fa Sol La Si

(Đây là kiến thức cơ bản mà bất cứ ai cũng phải biết để bắt đầu chơi đệm hát)

Để đơn giản cho người mới bắt đầu học piano đệm hát, chúng ta chỉ cần nhớ 14 hợp âm (7 hợp âm trưởng, 7 hợp âm thứ), từ đó có thể suy ra các hợp âm thăng giáng.

 

Khi đệm hát cũng chỉ dùng hợp âm trưởng và thứ để chơi hầu hết các bản nhạc piano.

– Cấu tạo/ Thế bấm các hợp âm.

– Đọc nốt/ các kí hiệu trên bản nhạc (để viết hợp âm và đệm đàn đúng nhịp/tiết tấu)

(Kiến thức này có trong các quyển sách Nhạc lý cơ bản có bán ở các nhà sách)

 

2. Đếm nhịp giữa các hợp âm có trong bài.

*** Ví dụ bài hát:  Trót yêu (Trung Quân)

Lời bài hát & hợp âm:

“(F) Có chút bối rối, chạm (G) tay anh rồi

Vì (F) em đang mơ giấc dịu (C) dàng”

>> Khi dậm nhịp và đếm nhịp ta sẽ biết được khoảng cách giữa 2 hợp âm liên tục trong bài là 4 nhịp. Suy ra tay phải ta tập bấm giữ hợp âm và dậm theo cho đúng nhịp.

>> Tiếp theo tay trái sẽ chơi các thế bấm hợp âm sao cho đảm bảo đủ nhịp với tay phải.

>> Tay phải chơi 4 nhịp (4 nốt đen), thì tay trái cũng chơi 4 nhịp (chơi 8 nốt đơn).

 

3.Lựa chọn, tìm hiểu các thế bấm, kiểu đệm đàn phù hợp.

Đây là phần quan trọng không kém. Vì điều này sẽ tạo nên “tay đàn”, nét riêng của người chơi. Nguồn học thì bao la, có thể tham khảo từ: bạn bè, người quen chơi, pianist ở các quán café,… và theo dõi các bài viết của TRUNG TÂM GIA SƯ TÌA NĂNG TRẺ.

Mỗi người chơi sẽ có kĩ thuật, mẹo hay khác nhau để đệm hát, hãy tìm hiểu và đúc kết riêng cho bản thân để có những kiểu đệm, kĩ thuật mà mình ưng ý nhất.

Ban đầu sẽ là trở ngại cũng như là khó khan mà nhiều người từ bỏ. Hãy cố gắng theo đuổi đam mê và vượt qua điều đó. Bạn sẽ đạt được điều mình muốn.

Trên đây là một số lời khuyên, hướng dẫn của TRUNG TÂM GIA SƯ TÌA NĂNG TRẺ gửi đến các bạn muốn tự học đệm hát tại nhà. Các bạn có thể bắt đầu học đệm hát từ các bươc trên, từ từ, một cách chậm rãi, kiên trì, và thành cống sẽ đến với bạn

Ngoài ra, TRUNG TÂM GIA SƯ TÌA NĂNG TRẺ còn nhận dạy kèm Piano đệm hát tại nhà, với dàn giáo viên chất lượng, giàu kinh nghiệm, đang giảng dạy tại các trường nổi tiếng : Nhạc viện TPHCM , Học viện âm nhạc Huế , Học viên âm nhạc Quốc gia,… Và tận tâm, nhiệt tình với học viên.

TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://daydanpiano.edu.vn

  • Thông tin cùng loại