HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • NHỮNG LƯU Ý- PIANO ĐỆM HÁT

NHỮNG LƯU Ý- PIANO ĐỆM HÁT

Thông tin tóm tắt

Thời gian gần đây, sự phổ biến của âm nhạc trong xã hội Việt Nam, đã khiến rất nhiều người – đa pahafn là các bạn trẻ, có nhu cầu học đàn để đệm cho bản thân hay người khác thể hiện ca khúc. Và bài viết sau TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ nói về những điều lưu ý để phần trình diễn ca khúc trở thành màn tung – hứng hợp lý nhất.

  • Thông tin chi tiết

NHỮNG LƯU Ý- PIANO ĐỆM HÁT

Thời gian gần đây, sự phổ biến của âm nhạc trong xã hội Việt Nam, đã khiến rất nhiều người – đa pahafn là các bạn trẻ, có nhu cầu học đàn để đệm cho bản thân hay người khác thể hiện ca khúc. Và bài viết sau TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ nói về những điều lưu ý để phần trình diễn ca khúc trở thành màn tung – hứng hợp lý nhất.

1. Vai trò của Piano trong việc đệm hát.

ĐỆM HÁT- như trong cụm từ, thì piano có vai trò là “đệm” cho các ca sĩ hát. Mà đã là đệm thì quan trọng là nền làm sao giúp cho giọng ca được nổi bật, chứ không phải là giai điệu piano đè giọng ca xuống. Người đệm đặc biệt phải biết tiết chế bản thân để thể hiện mức vừa phải, nhằm cho người nghe cảm nhận cả giai điệu lẫn giọng ca, nói cách tổng thể là toàn bộ ca khúc.

Trong phần trình bày ca khúc, sẽ có những “khoảng trống” để dành cho người đàn thể hiện. Đó là những khúc dạo đầu, dạo giữa và dạo kết. Là lúc nhạc công thoải mái thể hiện tài năng để “ghi điểm” trong mắt khán thính giả.

 

2. Đúng và Trúng.

Phải nói đây là yếu tố cơ bản, tối thiểu để tạo nên một phần đệm tốt. Chơi đúng giọng, đúng hợp âm phù hợp với giai điệu ca khúc lẫn giọng hát của ca sĩ. Đàn đều nhịp và tốc độ theo yêu cầu của ca sĩ, không được lúc nhanh lúc chậm. Thường thì hay do hung phấn nên các nhạc công hay thúc nhịp (tức là chơi nhanh) những giai điệu phần điệp khúc. Việc trau chuốt không để sai sót sẽ là thành công lớn của người đan. Bí quyết đơn giản: tập trung, thở đều.

 

3. Hỗ trợ ca sĩ xuyên suốt phần trình bày.

Chỉ riêng về việc đang đúng và trúng đã là sự hỗ trợ lớn dành cho người hát trên sân khấu. Đàn làm sao để người hát nghe rõ hợp âm cùng với giai điệu đàn và các phách mạnh đầu nhịp sẽ giúp cho tác phẩm trình bày được trơn tru thông suốt.

Bên cacnhj đó, trong suốt các phần dạo nhạc, người đàn cũng cần để ý để có những “báo hiệu” cần thiết giúp ca sĩ vào lời chính xác. Sẽ kì cục khi ca sĩ đưa mic lên nhưng đàn vẫn mải miết phiêu du.

Những “dấu hiệu nhận biết” trong đệm càng quan trọng hơn khi xử lí đoạn khó, như đoạn lên hoặc hạ tone. Người đàn báo sai là ca sĩ sẽ lệch, tiết mục như là “thảm họa” khó cứu.
Nếu ca sĩ gặp “sự cố”, như nghẹn, sặc, ho,… Người đàn có thể đè giai điệu phần ca sĩ bỏ lỡ cho đến khi hồi sức hát tiếp. Nếu cũng khựng lại thì coi như sẽ bị bỏ lửng, mất thiện cảm trong khán tính giả.
 

NHỮNG LƯU Ý- PIANO ĐỆM HÁT

4. Tạo cá tính, bản sắc cho ca khúc.

Sẽ rất nhàm chán và buồn ngủ khi cả người đệm lẫn người hát duy trì một cảm hứng, âm lượng, sắc thái đều đều từ đầu đến cuối khi trình bày ca khúc.

 

Ca khúc là phần hồn của nhạc sĩ thổi vào, và nhiệm vụ của nhạc công là hỗ trợ làm nó trở nên sinh động có thần sắc hơn. Cũng là nơi mà người đàn thể hiện cá tính, sự nổi loạn của bản thân. Do đó, trong suốt 4-5 phút ngồi đàn, người đệm cần phải để ý tạo các sắc thái khác nhau cho từng đoạn trong bài hát để đưa ca sỹ cũng như thính giả đến những cung bậc cảm xúc khác nhau.

 

5. Kỹ thuật sử dụng trong đệm hát Piano

Kỹ thuật cơ bản nhất là sử dụng hợp âm một cách đều đặn, theo đúng từng nhịp phách. Nhiều bạn trẻ mới học đệm hát hay chỉ trích kỹ thuật này là nhàm chán. Tuy nhiên nó là nền móng để đảm bảo 2 yêu tố đúng & trúng trong âm nhạc, rất cần thiết phải nắm vững.

Kỹ thuật rải hợp âm: là một kỹ thuật khó hơn so với dập hợp âm. Đòi hỏi độ nhanh nhạy và chính xác khi di chuyển hệ bàn tay – ngón tay. Cho ra tiếng đàn liền mạch hơn, dày hơn. Nhược điểm: dễ gõ nhầm phím, dễ gây nhàm chán, nếu lạm dụng sẽ “đè” ca sỹ.

Ngoài ra khi solo, có thể sẽ cần dùng một số kỹ thuật khó hơn như đánh bè quãng 3-5-8 ở tốc độ cao, sử dụng nốt chùm 3…

 

6. Lời khuyên dành cho những người học Piano đệm hát.

- Nghe kỹ, nghiên cứu ca khúc thể hiện. Có một bản hòa thanh (tab, chord) chuẩn làm kim chỉ nam.

- Hãy làm mọi thứ đơn giản: từ hợp âm sử dụng, cách đệm đến đoạn solo. Tự lượng sức mình, nếu không đệm khó được thì không lạm dụng.

- Đúng & Trúng: đúng hợp âm, chắc nhịp.

- Tuyệt đối không chơi giai điệu trùng với lời ca sỹ hát.

- Nắm vững các hợp âm chuẩn (24 hợp âm) và một số hợp âm biến thể pha màu (hợp âm 7, Maj7, thứ 7b5…) để linh hoạt vận dụng.

- Khi solo hoặc chuyển tone có dấu hiệu nhận biết rõ ràng (ngắt đàn, rải hợp âm, báo chậm, hợp âm chuyển chính xác…).

- Kết hợp sử dụng nhiều kiểu đệm (dập, rải hợp âm…) làm phong phú tiết tấu cho ca khúc

- Không đệm nhiều & dày trong phần lời ca sỹ hát. Lấp chỗ trống giữa các câu hát/ các đoạn hát bằng những câu solo đơn giản.

- Tư duy cho phần đệm để tạo ra ý đồ riêng, làm mới bản đệm. Ví dụ lời 1 đánh lơi nhịp, lời 2 vào tiết tấu; hoặc sử dụng hợp âm khác lạ để làm mới hoàn toàn ca khúc.

- Dồn nhiều năng lượng (tăng lực nhấn đầu ngón tay, bass quãng thấp, tiết tấu dày hơn) cho những điểm nhấn của bài, ví dụ như điệp khúc, bridge.

Hãy theo dõi để thêm những bài học cũng như kinh nghiệm từ TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ nhé!

TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://daydanpiano.edu.vn

  • Thông tin cùng loại