HỆ THỐNG WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG daykemtainha.vn

  • NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

Thông tin tóm tắt

Được nghe về những chia sẻ và tìm hiểu ở những học viên về tập đàn piano, TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ đã nhận thấy, không có cách học nào gọi là công thức chung đối với tất cả mọi người. Việc tập đàn piano hiệu quả và cách thức, phong cách đều khác nhau, phụ thuộc ở từng người từng đối tượng. Tính cách, điều kiện, khả năng đều khác nhau nên cách tập đàn piano cũng khác nhau. Và chung quy lại thì có 7 phong cách tập hiệu quả và được phổ biến như sau:

  • Thông tin chi tiết

NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

Được nghe về những chia sẻ và tìm hiểu ở những học viên về tập đàn piano, TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ đã nhận thấy, không có cách học nào gọi là công thức chung đối với tất cả mọi người. Việc tập đàn piano hiệu quả và cách thức, phong cách đều khác nhau, phụ thuộc ở từng người từng đối tượng. Tính cách, điều kiện, khả năng đều khác nhau nên cách tập đàn piano cũng khác nhau. Và chung quy lại thì có 7 phong cách tập hiệu quả và được phổ biến như sau:

1. Cách tập đàn Piano truyền thống:

Người tập đàn sẽ nghe hoặc xem mẫu trước để bắt chước, chia bố cục bài hát, quan sát kĩ những nốt, giai điệu, thử dạo trước các nốt trên phím đàn. Người tập sẽ tập chơi từng tay, rồi ráp 2 tay vào mới nhau theo từng đoạn nhỏ, tập thuần thục từng đoạn nhỏ và ghép các đoạn với nhau.

NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

2. Học theo thị giác – Bắt chước theo video hướng dẫn:

Nhiều người không thích đọc nốt nhạc, thì có lẽ đây là cách khá hiệu quả. Bắt chước theo những hình ảnh, ngón tay, cách nốt trong video và làm theo, xem từng đoạn nhỏ và tập. Người chơi đàn trong video như thế nào thì bắt chước đánh như thế. Và những chỗ không kịp thì xem trên nốt nhạc chút để chỉnh, giúp đỡ hơn việc đọc từng nốt nhạc.

3. Dựa theo thính giác – Nghe và cảm nhận để chơi:

Đây cũng như là năng khiếu, người chơi có thính giác, phân biệt âm thanh tốt, có khả năng nghe và dự đoán, rồi bắt chước lại giai điệu. Người tập kiểu này thì tính tình khá phóng khoáng, không theo quy tắc, dựa vào cảm xúc, trực giác. Mà người tập phải có thích bài hát để có động lực cố gắng, bài hát có khi thấm sâu trong máu, chơi theo những gì mình nghe và ngẫm. Nhưng làm được điều này không dễ tí nào, thiên về phần có khiếu, những cố tập cũng được thôi.

NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

4. Miệng hát tay chơi:

Người tập đàn theo cách này như trẻ em đọc bài to và nhiều lần để thuộc bài. Người tập kiểu này chọn đoạn nhạc nhỏ để học thuộc, sẽ viết tên nốt và đọc to, kết hợp với tay điều khiển đánh nốt đó. Cách này phù hợp cho người học đã biết giai điệu, lời bài hát. Miệng hát tay chơi đúng với tiết tấu và cao độ mà mình đọc/ hát ra.

5. Cách nhìn tay, nhớ ngón tay và chơi:

Người tập đàn theo cách này sẽ tập theo cách truyền thống lần thứ nhất và sau đó chỉ nhìn tay của mình, ghi nhớ tay của mình chơi như thế nào, di chuyển như thế nào để chơi mà không nhìn bản nhạc nữa. Cách này phù hợp với tập từng đoạn ngắn những bài hát mà người học đã biết chơi, tuy cách này có phù hợp với một số người, nhưng với một số khác thì việc nhìn tay khi chơi là không nên cho lắm.

NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

6. Tập ngẫu hứng:

 Người tập đàn sẽ ngẫu nhiên lựa một đoạn tập chứ không theo tình tự bài hát. Thích thì tập 2 dòng, tiếp theo khó thì bỏ tập đoạn khác. Thời gian tập cũng như cách tập là sẽ ngẫu hứng luôn. Có khi 5-10 phút, có khi tập xuyên suốt, miễn thích thì tập. Đối với người tập kiểu này phải đảm bảo rằng không bỏ qua những đoạn khó, một khi có hứng là phải nghiêm khắc với bản thân mình. Nhược điểm của cách tập này là không tập được trọn vẹn bài hát chỉnh chu, nhưng mặt khác khi có hứng thì tập rất nhanh. Tập cách này thì sau khi ngẫu hứng, nên chú tâm thêm chút để hoàn thiện bài hát.

NHỮNG PHONG CÁCH TẬP ĐÀN PIANO

7. Cách dựa vào xúc giác - nhắm mắt và chơi:

Đây là cách tập Piano dựa nhiều vào cảm giác tay khi chơi, lần đầu tập đàn sẽ được nhìn tay/nhìn bản nhạc, sau đó sẽ tạm gấp sách/không nhìn tay hoặc nhắm mắt và nhớ lại những gì mình chơi dựa vào xúc giác. Cách nhớ này sẽ giúp người chơi phát triển được khả năng cảm nhận của mình, tạm quên đi lí trí. Nhiều người sẽ có cảm giác sợ sai khi chơi đàn, do đó họ không thể ngừng việc nhìn tay khi chơi, và cách tập đàn này giúp người chơi vượt qua được sự “sợ sai”. Tâm lý khi chơi đàn lúc này là không còn quan tâm tới việc người khác đang nghe gì, mà tập trung vào xúc giác của mình.

Bạn có thể lựa chọn cho mình nhiều cách tập đàn Piano khác nhau, phù hợp với tính cách của mình nhất, không có định nghĩa sai hay đúng gì ở đây, vì tất cả đều chung mục đích: làm thể nào để bạn chơi được một bài Piano nhanh nhất, con đường và cách thức nào phù hợp nhất sẽ giúp bạn chơi được nhanh nhất. Do đó, đừng để những giới hạn về quan niệm, luật lệ khiến cho bạn bị gò bó và không phát huy được mọi tiềm năng, khả năng của mình. Chúc mọi người tập đàn thành công.

TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)

NHẬN DẠY ĐÀN PIANOORGANGUITARVIOLINTRỐNGLUYỆN THANH TẠI NHÀ

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com           - info@giasutainangtre.vn

Website: http://daydanpiano.edu.vn

  • Thông tin cùng loại