CƠ BẢN VỀ ĐỆM PIANO NHẠC NHẸ
Học piano hay bất cứ môn học nào, cũng đều có những phương pháp, cách thức. Sau đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm học đàn piano để đệm những bản piano nhẹ nhàng du dương.
- Thông tin chi tiết
CƠ BẢN VỀ ĐỆM PIANO NHẠC NHẸ
Học piano hay bất cứ môn học nào, cũng đều có những phương pháp, cách thức. Sau đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm học đàn piano để đệm những bản piano nhẹ nhàng du dương.
Điều đầu tiên khi đệm một bài hát hay là chơi một ca khúc trên đàn piano là ta phải thuộc hòa âm của nó (trước kia gọi là hòa thanh nhưng không chính xác nên đã bị đổi thành hòa âm) mà cụ thể là các hợp âm khi đệm.
Có 2 kiểu đệm chính:
– Đệm hòa âm, ít đường nét giai điệu. Thường sử dụng trong đệm hát hoặc cho 1 nhạc cụ chơi giai điệu.
– Đệm hòa âm và đồng thời chơi cả giai điệu, cái này dùng cho đệm hát khi người hát không nắm vững giai điệu hoặc chơi solo piano 1 ca khúc.
A: Đệm hòa âm không giai điệu:
Kiểu đệm đơn giản nhất hay dùng trong đệm hát mà người hát nhịp không chắc lắm ^^ đó là cả 2 tay đều bấm hợp âm và chơi như đập phách. Ví dụ hợp âm Đô trưởng nhịp 4/4: 2 tay đều bấm do-mi-sol (có thể mỗi tay bấm 4 nốt cho dày) và chơi nốt đen như đập phách.
Một biến cách của kiểu này chính là thêm 1 nốt vào giữa các nốt đen để thay đổi đôi chút. Tốt nhất là thêm bậc 5 (vd đô trưởng thì thêm nốt sol) vào phía dưới và chỉ thêm ở tay phải, tay trái vẫn bấm hợp âm (nốt đen), như vậy tay trái chơi hợp âm, tay phải bấm hợp âm(nốt đen) + nốt sol(nốt đơn) => nghe sẽ dày hơn, đầy đặn hơn nhiều so với trước.
Đây là kiểu đệm mà các bạn có thể gặp rất nhiều trong các tác phẩm biểu diễn của Richard Clayderman. Đó là rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng (thường là chơi nốt móc đơn).
VD: hợp âm đô trưởng do-mi-sol rải thành do – sol – mi. và nhắc lại 2 nốt sol-mi cho tới hết ô nhịp. chơi như vậy ở 1 tay (thường là tay trái) tay còn lại thì giữ nhịp bằng cách chơi hợp âm (nốt đen) như kiểu đệm trên. Kiểu này cũng có những biến cách để cho âm thanh vang lên dày hơn. VD ko bấm do – sol -mi mà bấm do – sol – do+mi..vv.vv..
rải hợp âm nhưng dùng móc kép 2 tay đuổi nhau, sử dụng âm khu khá rộng của đàn piano. Có thể rải xuôi chiều, đảo chiều. Cái này không có gì để nói nhiều.
Tổng hợp của 3 loại trên (hay dùng nhất) nói đơn giản nó chính là sự kết hợp của 3 loại trên 1 cách hài hòa nhất, hợp với tính chất âm nhạc của bản nhạc mình đang chơi. VD: tay trái chơi loại 3, tay phải chơi loại 1, thay đổi kiểu đệm khi hết 1 đoạn nhạc v.v
Có nhiều kiểu đệm phức tạp hơn nhưng chỉ kể ra 4 kiểu đơn giản nhất dễ tập nhất khi chơi
B: Chơi cả hợp âm + giai điệu
Thật ra các kỹ thuật của loại này cũng như trên chỉ khác 1 điều tay phải bạn phải chơi giai điệu của ca khúc (hoặc bản nhạc), tay trái thì đệm theo các kiểu như trên nhưng làm sao để giai điệu quyện vào hợp âm (cái này muốn hay thì phải tập nhiều)
Một điểm phải chú ý ở đây đó là khi tay phải chơi giai điệu không chỉ đơn thuần là giai điệu mà phải lồng các hợp âm vào trong đó. Đơn giản vì bạn có năm ngón tay mà giai điệu chỉ dùng hết có..1 đến 2 ngón. Không thể để phí các ngón còn lại được hãy chơi thêm hợp âm vào (quan trọng là chơi đúng chỗ VD nhịp mạnh chẳng hạn) nhưng đừng làm dụng quá không thì nó sẽ rất ầm ĩ và xóa nhòa hết giai điệu đó.
TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
Website: http://daydanpiano.edu.vn
- Thông tin cùng loại