YẾU TỐ CHỈNH DÂY ĐÀN PIANO
Bạn có biết về sự nguy hại mà một cây đàn piano bị chỉnh sai dây có thể gây ra trong quá trình tập luyện của các học viên Piano trẻ tuổi.
- Thông tin chi tiết
YẾU TỐ CHỈNH DÂY ĐÀN PIANO
Bạn có biết về sự nguy hại mà một cây đàn piano bị chỉnh sai dây có thể gây ra trong quá trình tập luyện của các học viên Piano trẻ tuổi.
Khi mua và sử dụng đàn piano, cây đàn của bạn có được chỉnh đúng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có may mắn tìm được người thợ đúng nghĩa, vì dường như đại đa số nười sử dụng đều không rành về vấn đề kỹ thuật chuyên môn này.
Sau đây là bài viết chia sẻ thông số, kinh nghiệm về các yếu tố để góp phần làm nên cây đàn hoàn hảo.
Một cây đàn được chỉnh dây đúng phải đảm bảo 4 yếu tố sau đây:
1. Đúng cao độ (right pitch)
2. Toàn thể (overall)
3. Sự hài hòa (harmony)
4. Ổn định (stable).
1. Đúng cao độ (pitch):
Theo tiêu chuẩn ISO 16 thì nốt La (A) ở vị trí thứ 49 trên phím đàn được gọi là chuẩn khi đạt tần số rung 440 Hz/s (440 nhịp trên một giây). Khi nốt La đạt được đúng tần số này và các nốt còn lại được chỉnh tương quan đúng với nốt La thì tổng lực căng của dây đàn Piano lên tới khoảng 15 tấn.
Vì một số lý do, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ người chơi và sự ảnh hưởng của thay đổi thời tiết nên theo thời gian dây đàn sẽ bị trùng xuống. Lúc này người ta cần chỉnh dây đàn (tuning).
Đàn có thể bị trùng xuống ở nhiều mức, nếu chơi nhiều hoặc để lâu nó có thể xuống tới nửa cung hoặc hơn nữa, lúc này nốt La thay vì 440 thì tụt xuống chỉ còn 415Hz/s (thấp xuống nửa cung).
Người thợ chỉnh dây khi đó cần phải nâng dây lên đúng cao độ 440 rồi mới tinh chỉnh. Công việc này mất khá nhiều thời gian vì thế người ta chọn cách để nguyên nốt La ở mức thấp rồi chỉnh đều các nốt xung quanh thấp tương ứng với nốt La và chặc lưỡi “trẻ con học, cần gì cầu kỳ”
Việc chỉnh dây đàn sai cao độ này thực sự rất gây hại cho tai của đứa trẻ, là một biểu hiện của sự lạc hậu.
2. Toàn thể (overall):
Cây đàn Piano có 88 nốt, các máy chỉnh dây đàn Piano hiện thông dụng tại Việt Nam (Chromatic tuner) chỉ có khả năng nghe được từ nốt số 16 đến nốt số 75. Vì vậy, người thợ sử dụng máy đó thường sẽ bỏ qua không chỉnh các nốt từ số 1 đến số 15 và nốt số 76 đến số 88.
Khi sản xuất, lực căng của dây đàn đã được nhà sản xuất tính toán phân bổ đồng đều sao cho hơn 200 dây đàn được căng đều trên khắp khung đàn để khung đàn không phải chịu đựng tình trạng chênh lệch áp lực. Việc bỏ qua không chỉnh một số nốt trên đàn không những ảnh hưởng đến tai của trẻ nhỏ mà còn là một nguyên nhân dẫn đến vặn khung, gẫy khung sau này.
3. Sự hài hòa (harmony):
88 nốt trên đàn Piano được tổ chức cơ bản bởi những tổ hợp được gọi là các quãng tám (octave). Mỗi một quãng tám chứa 12 nửa cung (chromatic). Để có thể chỉnh được hài hòa sự tương tác giữa 12 nửa cung đòi hỏi người chỉnh dây đàn phải có trình độ chuyên sâu hoặc sử dụng những loại máy lên dây Piano chuyên nghiệp có hỗ trợ chức năng này (temperament). Nếu cứ chỉnh đều tăm tắp trên toàn bộ đàn, âm thanh sẽ trở nên lổn nhổn vì nó đúng ở tổ hợp này mà sai ở tổ hợp kia.
4. Ổn định (stable):
Có nhiều cây đàn sau khi chỉnh dây thì nó chỉ đúng trong một thời gian rất ngắn (có thể chỉ trong một vài ngày) rồi trở nên sai lệch ở chỗ này, chỗ kia hoặc thậm chí là toàn bộ. Sở dĩ có việc này là bởi hai lý do:
(1). Thợ chỉnh dây chưa hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật lên dây đàn.
(2). Cây đàn thực sự có vấn đề nhưng người thợ ngại không muốn nói ra, cứ chỉnh dây rồi thu tiền cho xong, đỡ phiền toái.
Lưu ý:
- Như trên đã chỉ ra cho bạn thấy việc chỉnh dây đàn đúng cách đòi hỏi những người thợ có trình độ và lương tâm trách nhiệm nên bạn hãy chỉ giao đàn cho những người mà ít nhất là bạn cảm thấy tin tưởng.
- Tổng lực căng của toàn bộ dây đàn Piano lên tới khoảng 15 tấn. Các bộ phận, chi tiết bằng gỗ trong cây đàn Piano chịu sự ảnh hưởng của thời tiết và do vậy nó co giãn, sự co giãn này dẫn đến trùng dây. Vì vậy, ngay cả đối với một cây đàn Piano không sử dụng, nó vẫn trùng dây và bạn cần bảo dưỡng nó định kỳ hàng năm.
- Nếu bạn đã chót để cây đàn lâu quá, đàn của bạn sẽ phải chỉnh dây 2 lần, ngoài ra sẽ cần kiểm tra bên trong để chỉnh trang hoặc thay thế những gì cần thiết. Bạn sẽ tốn kém, vì vậy đa số những người thợ sẽ không muốn nói với bạn về những vấn đề mà cây đàn bị bỏ quên của bạn gặp phải, họ chỉnh dây cho bạn, lấy một số tiền vừa phải để bạn thấy thoải mái. Bạn đừng mất tiền cho những việc vô ích.
TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
Website: http://daydanpiano.edu.vn
- Thông tin cùng loại