- Thông tin chi tiết
HỌC ĐỆM HÁT PIANO
Bài học Piano đệm hát 1: Khái niệm Tiết tấu
Trong dàn nhạc nhẹ, khái niệm tiết tấu (Rhymth) được hiểu là sự chuyển động có quy luật, có chu kì của bộ gõ (các loại trống phách) kết hợp cùng các loại nhạc cụ khác như: guitar lead, guitar chant, guitar bass, đàn phím điện tử, kèn saxophone… Như vậy, bộ gõ đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên một phong cách âm nhạc. Trong quá trình phát triển của nhạc nhẹ, đã có nhiều trào lưu âm nhạc được định hình về phong cách như: Ballad, Pop, Rock, Jazz, Rap, Hip-hop, Dance… Sự giao lưu tiếp biến giữa các phong cách âm nhạc đã tạo ra sự đa dạng về tiết tấu, chẳng hạn như sự kết hợp giữa phong cách Rock và Ballad tạo ra tiết tấu Rock Ballad. Và để định nghĩa hoặc miêu tả thế nào là tiết tấu Rock, thế nào là tiết tấu Ballad cũng rất khó huống chi chúng lại pha trộn với nhau, đó là chưa kể tiết tấu còn phụ thuộc vào cảm xúc và sự sáng tạo của người phối khí hay người chơi nhạc. Trong một số tài liệu, người ta còn dùng các từ “phong cách”, “kiểu cách” (Style), “nhịp điệu”, “điệu nhạc” để chỉ tiết tấu nhạc nhẹ
San Jorocho - phong cách nhạc giúp đoàn kết người Mỹ và người Mexico
Như vậy, một phong cách âm nhạc được tạo nên bởi sự kết hợp của cả dàn nhạc. Một cây đàn Piano dùng để đệm hát chỉ giúp chúng ta mô phỏng phần nào phong cách của tiết tấu âm nhạc ấy. Việc học đệm của chúng ta ở đây là khéo léo bắt chước các tiết tấu âm nhạc để sao cho một cây đàn Piano có thể thay thế một cách tốt nhất chức năng cơ bản của dàn nhạc. Khi đã thuần thục, bạn có thể sáng tạo thêm để phần đệm đạt hiệu quả nhất.
Bài học Piano đệm hát 2: Hình nốt khác nhau có độ dài khác nhau.
Trường độ là một trong 4 yếu tố cấu thành nên âm thanh âm nhạc, bên cạnh cao độ, cường độ và âm sắc, nói đến độ dài của âm thanh âm nhạc đó. Ví dụ: một nốt Đô kéo dài 1s sẽ có trường độ khác với nốt Đô kéo dài 2s. Để kí hiệu sự khác biệt về trường độ của các nốt nhạc trên bản nhạc, người ta sử dụng các hình nốt khác nhau, tương ứng với các trường độ khác nhau. Với cùng một bản nhạc, người ta cũng sử dụng máy đập phách, để tạo ra các âm thanh đều đặn theo thời gian như kim đồng hồ, làm đơn vị đo cho các nốt nhạc. Một nốt nhạc lúc đó có thể có độ dài bằng 1 phách, 2 phách, nửa phách…
Ở trình độ cơ bản, bạn cần biết rằng mỗi nốt nhạc có thể có độ dài bằng một số phách, và bạn cần phải giữa nốt nhạc cho đến khi bạn đếm hết số phách đó. Ví dụ: một nốt tròn thường bao gồm 4 phách. Điều này có nghĩa là bạn cần phải giữ nốt đó cùng lúc với việc đếm “1, 2, 3, 4” trước khi chuyển sang nốt khác. Mặt khác, một nốt đen chỉ thường dài bằng 1 phách. Điều này nghĩa là bạn chỉ cần đếm hết “1”. Lưu ý rằng các số đếm này cần phải đều đặn theo thời gian, giống như tiếng tick tắc của kim đồng hồ vậy.
Để ý sự khác biệt giữa 2 hình nốt trong 2 hình sau:
Nốt tròn
Nốt đen
Thời gian bạn giữ 4 nốt đen bằng thời gian bạn giữ 1 nốt tròn. Điều này nghĩa là bạn chơi nốt đen nhanh hơn nốt tròn. Sau đây là số phách của các hình nốt nhạc khác nhau:
Bài học Piano Đệm hát 3: Số chỉ nhịp
Số chỉ nhịp được sử dụng để xác định nhịp của bài hát. Chính xác hơn, số chỉ nhịp cho người ta biết có bao nhiêu phách trong mỗi ô nhịp và giá trị nốt nhạc nào được gán cho mỗi phách. Số chỉ nhịp xuất hiện ở đầu bản nhạc và trông như sau:
Số chỉ nhịp bao gồm 2 số thường xuất hiện ở sau khóa Sol và khóa Fa.
Ví dụ: Nhịp 4/4 là nhịp phổ biến nhất. Số 4 ở trên nghĩa là có 4 phách trong 1 ô nhịp. Một ô nhịp là khoảng cách giữa 2 gạch sổ dọc (vạch nhịp) trong bản nhạc. Số 4 ở dưới thể hiện độ dài một phách bằng 1/4 nốt tròn (bằng một nốt đen). Vậy bản nhạc bắt đầu với nhịp 4/4 nghĩa là có 4 phách trong 1 ô nhịp và mỗi nốt đen có độ dài bằng một phách.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy số chỉ nhịp có số 2 hoặc 8 ở dưới, nghĩa là một nốt trắng hoặc một nốt móc đơn cũng có thể đếm là một phách, tuy nhiên các trường hợp này hiếm gặp. Ở trình độ cơ bản, bạn có thể tạm hiểu nốt đen bằng 1 phách, nốt trắng bằng 2 phách… để dễ nhớ!
Số ở trên cũng có thể thay đổi. Điều này chỉ có ý nghĩa là thay vì 4, có thể có 3, 6 hoặc một số phách nào đó trong một ô nhịp. ¾ nghĩa là có 3 phách trong một ô nhịp và mỗi nốt đen có độ dài bằng một phách.
Bài học Piano đệm hát 4: Chơi các nốt nhạc đúng lúc
Giờ bạn đã hiểu các hình nốt nhạc khác nhau có các số đếm khác nhau, và các số đếm này được quy định bởi số chỉ nhịp. Tiếp theo bạn cần phải chơi được từng nốt nhạc đúng lúc.
Khi chơi từng nốt nhạc, hãy tưởng tượng về một nhịp trống đập đều (phách). Nhịp trống rất đều, không tăng hay giảm tốc độ. Nếu số chỉ nhịp là 4/4, mỗi nốt đen sẽ là một nhịp trống đều. Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ chơi nốt đen, mà đây chỉ là cách để chúng ta giữ được nhịp đều trong đầu mình.
Giờ đây với nhịp đập đều trong đầu mình, chúng ta cần phải chơi nốt đen, cùng lúc với nhịp đập trong đầu. Nếu chúng ta chơi nốt trắng (dài bằng 2 phách), chúng ta chỉ chơi một nốt nhạc cho mỗi 2 nhịp đập. Và chúng ta cần giữ nốt nhạc kéo dài đến hết 2 nhịp. Và tương tự như vậy.
Sau đây là bài thực hành. Truy cập vào Website này và lựa chọn một tốc độ (bằng thanh kéo ngang). Tiếng tích tích sẽ là nhịp đều của bạn. Bây giờ hãy thử chơi các nốt đen cùng với mỗi phách này. Chơi mỗi nốt nhạc với từng nốt. Sau đó thử với nốt tròn. Sau đó là nốt trắng. Hãy nhớ phải giữ để nốt nhạc vang đủ 4 phách (với nốt tròn). Với nốt móc đơn, bạn cần phải chơi 2 nốt trong mỗi phách.
Và đó, về cơ bản, chính là cách nhịp phách hoạt động trong âm nhạc.
Bài học Piano đệm hát 5: Thực hành nhịp phách qua bài Một con vịt!
Ồ, đến giờ bạn đã biết khá nhiều lý thuyết rồi đấy chứ. Nếu bạn khó khăn trong việc giữ phách đều trong đầu mình, sử dụng một máy đập nhịp cho đến khi phách này trở thành tự nhiên. Và giờ là lúc bạn luyện tập, luyện tập và luyện tập rồi. Chúc bạn vui vẻ với bản nhạc Một con vịt nhé!
TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
Website: http://daydanpiano.edu.vn
- Thông tin cùng loại