LÀM SAO ĐÁNH ĐÀN NHƯ MOZART (P3)
Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy muốn chơi lại cây đàn Piano sau nhiều năm đã bỏ? Bạn vốn muốn tập Piano đã từ lâu? Bạn mới bắt đầu yêu thích tiếng đàn Piano nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy bài viết này dành cho bạn.
- Thông tin chi tiết
LÀM SAO ĐÁNH ĐÀN NHƯ MOZART (P3)
Bỗng nhiên một ngày bạn cảm thấy muốn chơi lại cây đàn Piano sau nhiều năm đã bỏ? Bạn vốn muốn tập Piano đã từ lâu? Bạn mới bắt đầu yêu thích tiếng đàn Piano nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy bài viết này dành cho bạn.
Bạn sẽ được học về cách tự học đàn Piano cơ bản trong 5 bước. Tuy rằng 5 bước này không hề đơn giản để vượt qua một mình, đây cũng là chỉ dẫn tốt để bạn có thể hiểu về lộ trình tự học của mình. Trong trường hợp muốn quá trình học của mình được nhanh hơn, ít lỗi hơn, vui vẻ và dễ dàng hơn, bạn sẽ muốn tìm một giáo viên hướng dẫn Piano cho mình ở dưới đây:
Khác biệt lớn nhất giữa luyện tập có chủ đích và luyện tập thông thường là sự tập trung.
Những người xuất chúng tập trung vào việc phát triển những phần việc khó nhất trước, và nhận những phản hồi liên tục trong việc làm thể nào để sửa những lỗi của mình. Họ dành thời gian luyện tập liên tục để phát triển khả năng của mình.
Sau đây là ví dụ từ cha đẻ của bộ môn Performance Psychology (tạm dịch: Tâm lý học thành tích) Aubrey Daniels:
“Giờ hãy tưởng tượng 2 vận động viên bóng rổ cùng luyện tập ném rổ trong 1 tiếng. Vận động viên A ném rổ 200 lần, vận động viên B ném rổ 50 lần.
Vận động viên B đi nhặt bóng của mình, rê bóng một cách điệu nghệ, và có nhiều thời gian nghỉ để tán gẫu với bạn bè. Vận động viên A có một người quan sát ném trả bóng cho mình sau mỗi lần ném.
Người quan sát của vận động viên A ghi chép lại các cú ném. Nếu cú ném bị trượt, người quan sát ghi lại xem liệu cú ném bị quá rổ, ngắn rổ, lệch trái hay lệch phải, và vận động viên sẽ được xem lại kết quả sau mỗi 10 phút.
Để cho rằng những giờ luyện tập của 2 vận động viên này là tương đương như nhau có thể không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên giả định đây là thói quen thường ngày trong quá trình luyện tập của họ, và họ có một khả năng tương đương nhau ngay từ điểm bắt đầu, bạn nghĩ rằng ai sẽ trở thành tay ném rổ cự phách hơn, chỉ sau 100 giờ luyện tập?”(6)
LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUYỆN TẬP CÓ CHỦ ĐÍCH VỚI CUỘC SỐNG CỦA BẠN?
Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt lớn giữa 2 tay vận động viên. Tuy nhiên sự luyện tập có chủ đích không chỉ áp dụng cho thể thao hay cho âm nhạc. Bạn có thể sử dụng nó cho mọi kĩ năng bạn mong muốn làm chủ bằng cách sử dụng công thức dưới đây.
Những yếu tố cốt lõi của luyện tập có chủ đích:
1. XÁC ĐỊNH CHẮC CHẮN ĐIỀU GÌ BẠN ĐANG MUỐN CẢI THIỆN
Thay vì luyện tập những điều bạn đã đang làm tốt, luyện tập có chủ đích yêu cầu bạn luyện tập những thứ bạn chưa giỏi. Vậy nên bước 1 là xác định những gì bạn cần luyện tập thêm để đạt được mục tiêu của mình.
2. NHẬN PHẢN HỒI VỀ NHỮNG GÌ BẠN THỰC HIỆN
Phản hồi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự luyện tập có chủ đích. Bạn cần phải luôn luôn học tập, và nhận thức được rõ ràng những gì mình đang làm tốt, và những gì mình cần phải cải thiện. Một giáo viên hướng dẫn có thể giúp bạn điều này, tuy nhiên bạn cũng có thể tự mình nhận được phản hồi như trong trường hợp vận động viên A ở trên, sử dụng chính rổ bóng để phản hồi.
3. LUYỆN TẬP NHỮNG ĐIỂM BẠN CÒN YẾU
Bắt đầu luyện tập những điểm yếu của mình. Nếu vận động viên liên tục ném non, anh ta sẽ phải điều chỉnh những cú ném của mình để có lực mạnh hơn một chút.
4. LẶP ĐI LẶP LẠI
Lặp đi lặp lại là điều cực kì cơ bản trong việc phát triển kĩ năng của mình. Trải qua quá trình luyện tập có chủ đích này một lần không giúp bạn hơn là mấy. Nhớ rằng, kể cả Mozart cũng phải lặp lại quá trình này 10 năm để có thể trở nên vĩ đại!
LỜI KẾT
Câu chuyện về Wolfgang Amadeus Mozart thường được cho là bằng chứng rằng tài năng thiên bẩm là có tồn tại. Ông đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng một số người sinh ra đã có khả năng chơi violin, hay chơi các môn thể thao chuyên nghiệp, hoặc trở thành những nhà văn tầm cỡ thế giới.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự xem xét câu chuyện Mozart, bạn có thể thấy rất nhiều những lợi thế đã giúp ông có thể phát triển khả năng và trở thành một nhạc sĩ tài ba. Kể cả với những lợi thế đó, ông vẫn cần phải dành 10 năm luyện tập có chủ đích để tạo ra được những tác phẩm bất hủ và trở thành một nhạc sĩ Piano tầm cỡ thế giới.
Luyện tập có chủ đích không giống với những gì hầu hết chúng ta làm khi chúng ta muốn phát triển kĩ năng của bản thân. Nó bao gồm tập trung vào những điểm còn chưa đúng, nhận phản hồi liên tục, điều chỉnh dựa trên những gì học được và lặp lại.
Để có thể thực sự trở thành bậc thầy Piano, bạn cần phải sẵn sàng luyện tập. Và luyện tập đi luyện tập lại!
TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
Website: http://daydanpiano.edu.vn
- Thông tin cùng loại