HƯỚNG DẪN HỌC PIANO NHANH PHẦN III
HƯỚNG DẪN HỌC PIANO NHANH PHẦN III: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CỦA BẠN
- Thông tin chi tiết
HƯỚNG DẪN HỌC PIANO NHANH PHẦN III: PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG CỦA BẠN
#9 Học Cách Đọc Bản Nhạc
Ngôn ngữ trên bản nhạc ban đầu trông có vẻ khó, nhưng với một giáo viên hoặc một cuốn sách tham khảo tốt và một chút luyện tập, hầu hết mọi người sẽ hiểu được những điều cơ bản trong vài tuần. Khả năng đọc bản nhạc sẽ mở ra cả một thế giới các tác phẩm mà bạn có thể học đàn piano và tập luyện. Một lần nữa, cách đọc bản nhạc là một chủ đề liên quan sẽ không được giải thích đầy đủ ở đây; tuy nhiên, những lý thuyết cơ bản nhất sẽ được phác họa dưới đây để bạn tham khảo:
- Các nốt nhạc được biểu thị bằng những hình bầu dục đặc hoặc rỗng, có thể bao gồm những kí hiệu khác (như đường gạch thẳng, móc câu…) hoặc không, trên một tập hợp các đường kẻ ngang bắt đầu từ một nốt cố định. Có thể ghi nhớ nốt cố định này dựa vào kí hiệu khóa (clef) ở đầu các đường kẻ ngang.
- Các hình dáng khác nhau của nốt nhạc thể hiện độ dài khác nhau. Một kí hiệu tròn rỗng không có gạch thẳng là một nốt tròn (whole note); một kí hiệu tròn đặc có móc câu là một nốt móc đơn (eighth note), có độ dài bằng 1/8 nốt tròn. Giáo viên hoặc sách giáo trình của bạn có thể giải thích chi tiết tất cả các loại nốt nhạc khác.
- Mỗi nốt nhạc được đặt từ trái sang phải giống như cách chúng ta đọc một cuốn sách, và từ cao xuống thấp dựa trên độ cao của chúng. Các nốt nhạc được đặt dọc trên cùng một đường thẳng đứng sẽ được chơi cùng lúc với nhau.
- Để thể hiện cấu trúc và nhịp điệu, các nốt nhạc được chia vào trong các khuông nhạc (bar), biểu thị bởi các đường thẳng đứng cắt ngang 5 dòng kẻ. Mỗi khuông nhạc phải được chơi trong khoảng thời gian dài như nhau; do đó, một ít nốt dài hay nhiều nốt ngắn có thể nằm trong bất kì khuông nhạc nào, miễn là tổng độ dài của chúng bằng nhau.
- 2 con số bên cạnh khóa ở đầu bản nhạc là số chỉ nhịp (time signature). Số chỉ nhịp cho biết bao nhiêu nốt với độ dài là bao nhiêu sẽ được chơi trong mỗi khuông nhạc. Chẳng hạn như nhịp 4/4 thông thường cho biết trong mỗi khuông nhạc ta sẽ chơi 4 nốt đen (quarter note).
#10 Tập Chơi Hai Bàn Tay Một Cách Độc Lập
Nhiều tác phẩm piano đòi hỏi bạn chơi một giai điệu ở một tay, và một giai điệu khác ở tay còn lại. Cụ thể, tay trái thường chơi những nốt trầm, đệm, trong khi tay phải chơi một giai điệu cao hơn. Kĩ thuật này sẽ tốn kha khá thời gian để thuần thục.
#11 Tập Di Chuyển Bàn Tay
Không sớm thì muộn, bạn sẽ phải rời khỏi nốt C giữa và hướng về các phím đàn ở cuối. Hãy làm quen với việc này bằng cách thỉnh thoảng chơi bản nhạc của bạn 1 quãng tám cao hơn hoặc thấp hơn bình thường. Ngồi như thường lệ, và đừng trượt trên băng ghế. Thay vào đó, nhẹ nhàng nghiêng cột sống sang hai bên (mà không xoay hay uốn cong lưng), và vươn dài cánh tay của bạn để với tới nốt nhạc cần chơi.
#12 Học Cách Sử Dụng Bàn Đạp
Có 2 hoặc 3 bàn đạp (pedal) trên hầu hết các cây đàn piano hiện đại, mỗi chiếc đều gắn với một chức năng quan trọng. Trong các tác phẩm cổ điển, các kí hiệu đặc biệt được dùng để chỉ cho bạn biết khi nào cần sử dụng bàn đạp và sử dụng nó như thế nào. Giáo viên dạy học đàn piano có thể giải thích cho bạn.
- Bàn đạp giảm âm (soft pedal), hay còn gọi là "una corda", thường nằm ở bên trái. Nó làm mềm không chỉ âm lượng mà cả màu sắc của nốt nhạc được chơi. Bàn đạp giảm âm được sử dụng rộng rãi trong các sáng tác của Beethoven.
- Bàn đạp vang âm (sustaining pedal) nằm ở bên phải. Nó giúp cho các nốt nhạc vang, cộng hưởng, và hòa quyện với nhau dễ dàng hơn. Sử dụng bàn đạp vang âm một cách tinh tế có thể kết nối giai điệu và nốt nhạc, làm cho chúng gợi cảm hơn, và thường được thấy trong các tác phẩm lãng mạn ở thế kỉ 19.
- Bàn đạp thứ ba, bàn đạp giữa (thường gọi là sostenuto pedal nếu bạn chơi đàn piano lớn). Bàn đạp sostenuto giúp duy trì một nốt nhạc nhất định, trong khi các nốt khác không bị ảnh hưởng. Còn đối với đàn piano đứng, bàn đạp giữa (nếu có) thường có chức năng duy trì một số nốt nhạc cố định, thường là các nốt trầm.
#13 Vậy Cách Học Đàn Piano Nhanh Nhất Thực Sự Là Gì?
Tập luyện, và tập luyện nhiều hơn nữa. Đàn piano là một trong những nhạc cụ khó nhất để làm chủ, nhưng việc đó rất đáng làm: nó có âm thanh riêng biệt và ấn tượng, và các kĩ năng chơi đàn piano cần thiết có thể dễ dàng áp dụng cho nhiều nhạc cụ khác. Chìa khóa để học đàn piano nhanh nhất và hiệu quả nhất là tập luyện càng nhiều càng tốt, bất cứ khi nào có thể. Hãy lên kế hoạch dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để chơi piano. Ngay cả khi bạn cảm thấy như thể mình đang không có chút tiến bộ nào cả, luyện tập cuối cùng cũng sẽ giúp bạn cải thiện khả năng chơi đàn.
Với 13 bước trên, hi vọng bạn đã tìm được cách học đàn piano nhanh nhất cho mình. Nếu bạn muốn vừa đệm đàn vừa hát, hãy bắt đầu tập với nhịp độ chậm sau khi đã hoàn thành được những kĩ năng chơi piano cơ bản được đề cập ở trên.
TƯ VẤN HỌC ĐÀN PIANO: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
NHẬN DẠY ĐÀN PIANO, ORGAN, GUITAR, VIOLIN, TRỐNG, LUYỆN THANH TẠI NHÀ
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com - info@giasutainangtre.vn
Website: http://daydanpiano.edu.vn
- Thông tin cùng loại